Big Tech Đánh Giá Gì Khi Phỏng Vấn Thuật Toán? Từ lúc học đại học tới giờ mình có một vài cơ hội phỏng vấn big tech. Dù không có quá nhiều thành công nhưng mình cũng thấy tự hào vì có cơ hội thử sức, và từ phỏng vấn fail mình học được nhiều bài học quý giá mà sẽ mang theo cả đời 🥳. Tranh thủ điểm lại thành bại tiện khoe luôn :D - Google Japan 2019: trượt trỏng vó vì vừa là lần đầu tiên, vừa run mà vừa tại đề cũng tương đối khó và ambiguous - mơ hồ. Mình phải clarify - làm rõ mất 10 phút mới hiểu đề. - Twitter JAPAC 2021: trượt phone, đề khó mà mới luyện lại thuật toán không làm được. - Shopee 2022 (chắc không gọi là big tech dc 😆): Phỏng vấn technical của shopee thì chia thành 3 phần chính: kinh nghiệm, kiến thức CS, thuật toán. Nên phần thuật toán không được đặt nặng bằng các công ty còn lại và không khó bằng. Có offer 🥳 - Google Taiwan 2022: Lần này mình tâm lý khá thoải mái vì mới có offer của Shopee nên phỏng vấn tương đối tốt. May mắn qua được vòng onsite (3 technical, 1 behavioral) tuy nhiên bị tắc ở vòng Team matching nên không có offer. Vậy thì trong lúc phỏng vấn thuật toán bạn sẽ bị đánh giá những gì và làm sao để chứng minh khả năng của mình? 1️⃣ Data structure and algorithm (+ problem solving - kỹ năng giải quyết vấn đề). Cái này thì khỏi bàn rồi, phỏng vấn được thiết kế để đánh giá kỹ năng thông thạo thuật toán và khả năng vận dụng cấu trúc dữ liệu của bạn. 2️⃣ Coding skills. Cái này cũng khá straight forward, bạn được đánh giá khả năng code không bug, modular và tối đa khả năng tái sử dụng code (tách function chẳng hạn). 3️⃣ Ambiguity navigation - Khả năng xử lý sự mơ hồ và nhập nằng của bạn như thế nào? Như phỏng vấn năm 2019, mình được cho đề là 2 đoạn text, từ đó mình phải tìm ra dữ kiện được cho là gì và đầu ra là gì và phải liên tục xác minh lại với người phỏng vấn xem mình có đang đi đúng hướng hay không. Sau khi có được scope - phạm vi đúng của bài rồi mình mới bắt đầu bắt tay giải. 4️⃣ Communication - Mình nghĩ đây là kỹ năng có tỷ trọng rất cao khi đánh giá interviewee bởi vì việc collaborate bằng cách giao tiếp tốt là rất cần thiết trong software. Theo mình thì interviewee sẽ được đánh giá dựa trên: - Verbalize thoughts - Người được phỏng vấn phải trình bày được ra mình đang nghĩ gì, đang đi theo hướng nào để giải quyết đề. - Ask clarify questions - Cái này cũng có nhắc tới ở phần 3, trong lúc phỏng vấn sẽ luôn có những điểm bạn không rõ mà sẽ ảnh hưởng tới cách bạn tiếp cận. Luôn hỏi người phỏng vấn khi nhận ra những điểm này. - Interaction với interviewer - Trái với nhiều người nghĩ, một buổi phỏng vấn giống một collaborative coding session với bạn là người giải trực tiếp và người phỏng vấn là người hỗ trợ, hơn là 1 bên hỏi và 1 bên trả lời.

26 tháng 11 năm 2022 pm 3:38

 • 

23 lượt lưu121 lượt xem

Bình luận 7