Clean Code - A practical approach
Medium
Clean Code - một số cách tiếp cận theo hướng thực hành Clean Code là gì ? Vì sao bạn nên quan tâm ? Clean Code là quan trọng, bởi: - clean code dễ đọc - clean code dễ chỉnh sửa - clean code được viết bởi những người thực sự quan tâm đến nó - clean code luôn được mong đợi, không lừa bạn, không có những bất ngờ trớ trêu Tại sao nên viết code clean? - Vì đó là bước đầu tiên giúp đạt đến: giảm thiểu nguồn lực cần thiết để tạo và duy trì hệ thống - Vì khi bạn code, bạn dành nhiều thời gian để đọc code hơn và viết code - Vì chúng ta, những developer, code là để cho những developer khác có thể đọc Một số nguyên tắc cơ bản: Cách đặt tên - sử dụng tên có ý nghĩa - sử dụng tên có thể đọc được - sử dụng tên có thể tìm kiếm được - tránh sử dụng các tiền tố, hậu tố hay các từ viết tắt (prefix, suffix, hay abbreviations) Hàm - Hàm nên chỉ làm một việc - Hàm nên nhỏ (hạn chế số lớp lồng như 2, 3 lớp) - Hàm nên có càng ít tham số càng tốt Comments (ghi chú) - Tránh comment để giải thích code Refactoring (tái cấu trúc code) Là quá trình tái cấu trúc code mà không làm thay đổi logic, hành vi (behavior) của phần code được sửa. Vậy nên và không nên refactoring code nào? Không nên: - thay đổi thuật toán - thay đổi vòng lặp này bằng vòng lặp khác - cải thiện hiệu suất của một đoạn code Nên: - tách nhỏ một đoạn logic ra hàm riêng - thay đổi tên - tách một vài hàm ra lớp - tạo hằng số để chứa các giá trị cố định Và nên thực hiện safe refactoring, bằng cách: - đảm bảo đủ test case cho các tính năng - sử dụng các tools ở các IDEs để thay đổi một cách tự động và tăng tính chính xác Thế khi nào cần refactoring? - Khi viết code - Khi viết test - Khi refactor Chúc bạn viết code ít bug và nhiều niềm vui nhé! Đọc thêm ở bài viết sau:
20 tháng 10 năm 2022 am 5:06