# Những điều mà lập trình viên làm thiết kế sẽ phải cải thiện để tốt hơn (P1) Trong bài “Học lập trình rồi làm thiết kế có được không?” tại link bên dưới, mình có dẫn chứng một số điểm mạnh của người học làm dev chuyển sang làm thiết kế [https://careerly.vn/comments/2864?utm_campaign=self-share](https://careerly.vn/comments/2864?utm_campaign=self-share) Hôm nay mình sẽ nói về những thứ mà các bạn dev sẽ cần phải học thêm để trở thành designer “xịn xò con bò” nha. 1. Tư duy: Tư duy của designer hướng tới xử lý những flow hoặc bố cục sao cho không những đẹp mắt mà còn hợp lý và mượt mà, trong khi với tư duy làm dev thì đa số chỉ cần “có đủ nút là được”, điều này sẽ phải cải thiện rất nhiều nếu bạn muốn làm một UX/UI designer tốt. 2. Sự sáng tạo: làm việc với logic xử lý code nhiều sẽ khiến cho bạn có xu hướng giới hạn các giải pháp của mình theo những hướng bạn biết, để “cho dễ code” là chính, còn dễ dùng là phụ :)). Tuy nhiên trong phần lớn trường hợp, ở vị trí là designer, chúng ta cần những giải pháp sáng tạo và thuận tiện cho người dùng hơn. 3. Thẩm mỹ: cái này có phần thiên về năng khiếu một chút, nhưng đương nhiên so với một designer học trường vẽ 4 năm, khả năng “cảm mỹ” của bạn, một người 4 năm học code thì bạn sẽ thua kém nhiều, vì thế, nếu muốn trở thành UX/UI designer giỏi thì ngoài khả năng logic và tổng quát hoá, bạn phải luyện tập khả năng cảm quan về mỹ thuật của bạn hơn. Rèn luyện được kĩ năng này sẽ giúp bạn có những thiết kế thuận mắt hơn, hài hoà hơn và đương nhiên, đẹp cũng là một yếu tố đánh giá UX vì có ai không yêu cái đẹp đâu. Bài hơi dài nên mình sẽ chia nhiều phần. Các bạn đọc xong nhớ đón đọc bài tiếp theo của mình nha.
9 tháng 8 năm 2022 am 5:40
Vậy theo cái tus trên ảnh thì LTV muốn làm thiết kế phải học công cụ gì b? UI/UX là kỹ năng rồi vậy công cụ lại ko thấy nhắc đến trong bài
À về phần công cụ thì đa số mọi người đều dùng Figma rồi nên mình không nói thêm. Đây chỉ là kinh nghiệm để cải thiện các kĩ năng designer được học ở trường mà dev không được học thôi bạn.
Cám ơn bạn đã chia sẻ